Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Ráy - Cây Củ Ráy Chữa Bệnh Gì?

Khám phá công dụng của củ ráy trong chữa bệnh viêm khớp, gout, mụn nhọt và nhiều bệnh khác. Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng cây ráy an toàn và hiệu quả.

Cây ráy mọc hoang ở nhiều nơi, thường ở những vùng đất ẩm thấp. Người ta thường lấy củ ráy để làm thuốc chữa bệnh. Vậy củ ráy có tác dụng gì?

Đặc Điểm Của Cây Ráy

  • Tên gọi khác: Dã vu, ráy dại
  • Tên khoa học: Alocasia odora
  • Họ: Araceae

Cây ráy là loài thực vật thân mềm, cao khoảng 0.3 – 1.4m. Rễ phát triển thành củ dài, chia thành nhiều đốt ngắn có vảy màu nâu. Lá cây to, rộng 8 – 45cm, dài 10 – 50cm, có hình tim, cuống dài 15 – 120cm. Bông mo chứa hoa cái ở gốc và hoa đực ở phía trên. Quả mọng, hình trứng và khi chín có màu đỏ.

Cây ráy mọc hoang nhiều ở vùng đất ẩm thấp, phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Lào và châu Úc. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng ráy lớn nhất Việt Nam.

Tác dụng chữa bệnh của của ráy

Bộ Phận Dùng: Củ Ráy

Thu hoạch – sơ chế: Theo BSCKII Trần Ngọc Quế, Chủ tịch Hội Đông y Quảng Bình, khi cây được 2 – 3 năm tuổi (tốt nhất là 5-7 năm), đào cả cây lên, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con và cạo vỏ ngoài. Bào chế theo phương pháp Y học cổ truyền, phơi khô để làm thuốc hoặc dùng tươi theo kinh nghiệm của từng thầy thuốc. Củ ráy có chất gây ngứa nên khi chế biến cần dùng bao tay để tránh kích ứng da.

củ ráy chữa bệnh gì

Bảo quản: Ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Thành phần hóa học: Củ ráy chứa tinh bột, một chất gây ngứa, xianua, đường, cumarin, flavonoid, saponin...

Tác Dụng Của Củ Ráy

Dân gian thường sử dụng củ ráy để giảm sốt, trị gout, mụn nhọt ngoài da và đau nhức xương khớp do phong tê thấp.

Cây ráy chủ yếu được sử dụng trong phạm vi nhân dân và chưa được nghiên cứu nhiều trên phương diện khoa học.

Tính vị: Vị nhạt, tính hàn và có độc. Ăn nhiều có thể gây ngứa cổ họng và miệng.

Quy kinh: Củ ráy chữa ghẻ lở, mụn nhọt, bệnh chàm. Người Quảng Tây, Trung Quốc dùng củ ráy sắc uống để chữa thũng độc và sốt rét.

Củ ráy có công dụng gì

Một Số Bài Thuốc Từ Củ Ráy

  1. Chữa viêm đau nhức do viêm khớp dạng thấp: Củ ráy 30g, lá lốt khô 30g, chuối hột khô 25g, nước 600ml. Sắc còn 400ml, uống 2 lần/ngày.
  2. Chữa ngứa do dị ứng thời tiết: Củ ráy tươi, cắt đôi rồi xát trực tiếp vào vùng da bị ngứa.
  3. Chữa cảm hàn, sốt cao: Củ ráy tươi 1 củ, cắt đôi, một nửa chà vào mu bàn tay và lưng để hạ thân nhiệt, nửa còn lại thái mỏng sắc lấy 200ml nước thuốc.
  4. Chữa chàm (eczema): Củ ráy tươi, 1 con bọ hung, diêm sinh 10g và 1 chén dầu lạc. Khoét lỗ trên củ ráy, đổ hỗn hợp bọ hung, diêm sinh và dầu lạc vào, đun 15 phút. Thoa lên vùng da bị chàm.
  5. Chữa mụn nhọt: Củ ráy 80-100g, nghệ vàng 60g. Nấu nhừ với dầu vừng, thêm sáp ong và dầu thông, phết lên giấy bổi, dán lên mụn nhọt.
  6. Chữa viêm da cơ địa: Củ ráy tươi 100g, hồng đơn 30g, dầu trẩu 300ml. Đun sôi củ ráy với dầu trẩu, bỏ bã, thêm hồng đơn, khuấy đều và đun lửa nhỏ. Thoa lên da 1 lần/ngày.
  7. Chữa gout: Củ ráy khô 10g, khổ qua 10g, tỳ giải 20g, chuối hột rừng 30g. Sao vàng, hạ thổ, mỗi ngày uống 2-3 gói.
  8. Chữa cao huyết áp: Củ ráy tươi 200g, chuối hột 500g. Ngâm củ ráy với nước gạo 5 giờ, sao vàng, sắc với chuối hột, uống 2 lần/ngày.
  9. Chữa đau nhức gân xương: Củ ráy 10g, đương quy 10g, lá lốt 10g, bạch chỉ 6g, thổ phục linh 20g. Sắc còn 300ml, uống 2-3 lần/ngày.
  10. Chữa thoái hóa cột sống: Củ ráy khô 30g, đỏ ngọn 30g, vương tôn 30g, lá lốt 20g, cao lương khương 20g. Sắc còn 400ml, uống 3 lần/ngày.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Cây Ráy Chữa Bệnh

  • Tránh nhầm lẫn với cây khoai môn.
  • Củ ráy có chất gây ngứa nên cần thận trọng khi bào chế.
  • Không dùng cho người có thể trạng hư hàn.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc từ củ ráy. Không tự ý sử dụng theo lời mách hay tin đồn.

Nguồn : Suckhoedoisong.vn 

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

Gừng Đen - “Vàng Đen” Quý Hiếm Từ Núi Rừng Tây Bắc

Gừng đen, hay còn gọi là ngải tím, là một trong những dược liệu quý hiếm được ví như "vàng đen" của núi rừng Tây Bắc. Đây là một loại cây thuộc họ gừng, với thân cao hơn 1m, lá to hình tròn, hoa có màu vàng hoặc tím. Đặc điểm nổi bật của gừng đen là hương thơm đặc trưng, vị cay nồng pha chút đắng nhẹ, và phần thịt bên trong có màu tím đen ấn tượng. Hình dáng củ gừng tròn và có nhánh, khi cắt lớp vỏ ra sẽ thấy lớp thịt màu tím đen lộ...

Hà Thủ Ô Đỏ: Công Dụng và Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc quý thường được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Vậy tác dụng của hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Chuối Hột Và Những Bài Thuốc Dân Gian Hiệu Quả

Khám phá công dụng của chuối hột trong chữa sỏi thận, tiểu đường, cảm sốt và nhiều bệnh khác. Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng chuối hột hiệu quả và an toàn.

Cà Gai Leo: Công Dụng và Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Cà gai leo, còn được gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà lù, cà bò, có tên khoa học là Solanum procumbens thuộc họ Solanaceae. Loài cây này thường được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam.

Lá Ổi: Bài Thuốc Dân Gian Tự Nhiên Đem Lại Nhiều Lợi Ích Cho Sức Khỏe

Lá ổi từ lâu đã được coi là một bài thuốc dân gian tự nhiên, mang lại vô số tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Thường được nấu lên để uống, nước lá ổi không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ làm đẹp

Sâm đương quy có tác dụng gì - cách sử dụng như thế nào

Tác Dụng Sức Khỏe của Sâm Đương Quy

Dưới đây là những tác dụng nổi bật của Sâm Đương Quy đối với sức khỏe mà bạn có thể tham khảo:

Những công dụng tuyệt vời của cây cỏ máu không phải ai cũng biết

Cỏ máu, một loại cây thuộc họ Huyết đằng, mọc phổ biến tại nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc và Lào, đã thu hút sự quan tâm lớn từ nhiều người với các tiềm năng trong lĩnh vực y học cổ truyền

Lên đầu trang
Cửa hàng Tây Bắc Cửa hàng Tây Bắc Cửa hàng Tây Bắc
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng