Công dụng và những bài thuốc hay từ cây óc chó

Cây óc chó còn có tên gọi khác như cây hồ đào, lạc tây hay vú bò… có vị ngọt hơi đắng, tính bình. Ở Việt Nam, cây óc chó chủ yếu được trồng ở một số tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lai Châu, Tuyên Quang... Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra quả của cây óc chó rừng có tác dụng tốt với những người bệnh tim mạch nói chung.

Công dụng của cây óc chó

Chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do: Quả óc chó có chứa hoạt chất polyphenol và vitamin C có tác dụng chống oxy hóa mạnh và loại bỏ các gốc tự do - Đây là nguyên nhân chính gây tổn thương van tim, cơ tim.

Hạ huyết áp: Trong óc chó có hoạt chất Flavonoid giúp người bệnh hạ huyết áp, giảm áp lực lên van tim nên giảm bớt gánh nặng cho hệ thống van tim. Dùng óc chó thường xuyên sẽ giảm bớt rủi ro khiến hở van nặng hơn.

cây óc chó

Giảm mỡ máu: Quả óc chó rừng rất giàu chất Omega 3, có tác dụng làm giảm cholesterol và triglycerid trong máu. Từ đó giúp ngăn ngừa phát triển xơ vữa động mạch vành, giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ hở van tim tiến triển xấu đi.

Giảm cơn đau thắt ngực: Dùng óc chó sẽ giúp giảm bớt đau thắt ngực. Công dụng này là do hoạt chất Flavonoid có trong cây óc chó giúp làm giảm độ nhạy ở hệ thống cảm nhận đau tại não bộ.

Bảo vệ chức năng gan thận: Óc chó giúp làm giảm men gan và tái tạo các đơn vị lọc cầu thận. Giúp hỗ trợ bảo vệ chức năng gan, thận cho những người bệnh tim mạch phải điều trị thuốc tây dài ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây óc chó

Chữa bệnh hở van tim: 

Dùng 9 ngọn cây óc chó, 1 ít lá hẹ tươi, 200ml nước sôi để nguội. Cho 9 ngọn cây óc chó giã (xay) cùng 100ml nước, bỏ bã đi chỉ lấy phần nước. Tương tự, giã lá hẹ tươi với 100ml nước và chỉ lấy lại phần nước cốt. Sau đó, phơi hai loại nước này trong đêm, đến 12 giờ thì uống riêng hai loại nước này. Mỗi lần uống cách nhau 30 phút, mỗi tuần thực hiện 2 ngày liền nhau.

quả óc chó

Chữa vết thương đau nhức: 

Dùng nhân hạt óc chó giã nhỏ hòa với rượu uống, kết hợp lấy lá óc chó tươi hay vỏ quả giã nát đắp rịt bên ngoài vết thương.

Chữa người già yếu ho, khó ngủ: 

Óc chó (bỏ vỏ), hạnh nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn), gừng tươi, mỗi vị 40 g, giã nát trộn đều, làm viên to bằng hạt ngô. Mỗi tối trước khi ngủ uống 1-2 viên dùng nước gừng chiêu thuốc.

Chữa hen suyễn ở người cao tuổi và đái ra cát sỏi: Nhân hạt óc chó, giã, nấu cháo ăn thường xuyên.

Chữa bỏng, lở chàm, nhuộm đen tóc: 

Lấy dầu óc chó bôi ngoài, hay chải tóc.

Chữa thận lạnh, đau buốt ngang lưng, mệt mỏi, liệt dương, đái són, đái nhiều, vãi đái: 

Nhân hạt óc chó (hồ đào nhục) 12g, ba kích 10g, nhân quả rể (ích trí nhân) 8g, ô dược 8g, cẩu tích 8g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Chữa đau lưng, mỏi gối: 

Nhân hạt óc chó 30g; bổ cốt chi, đổ trọng mỗi vi 100 g. Giã nhỏ chế thành viên. Mỗi lần uống 5g ngày 3 lần.

Chữa khí hư: 

Lá óc chó tươi, sao vàng, sắc với nước (50 g lá/1 lít), dùng thụt rửa âm đạo.

Chữa trẻ con chốc đầu: 

Óc chó (cả vỏ) thiêu tồn tính để nguội, thêm nửa phần khinh phấn, trộn đều, tán nhỏ, hòa với dầu thầu đầu bôi lên chỗ chốc đầu đã rửa sạch bằng nước trầu không hay nước bạch đồng nữ.

Chữa vô sinh ích mệnh môn hỏa: 

Óc chó, bổ cốt khí, bạch tật lê, liên tu, lộc nhung, mạch môn, ba kích thiên, phúc bồn tử, sơn thù du, ngũ vị tử, ngư giao, lượng bằng nhau, tán bột hồ hoàn. Ngày uống 2 lần sáng tối, mỗi lần 12g.

Bổ thận làm đen râu tóc: 

Bổ cốt chỉ sao rượu 160g, đỗ trọng tẩm rượu sao 160g, tỏi to 160g trộn nước gừng sao qua, óc chó cả vỏ 30 quả, thanh diêm 40g. Tất cả nghiền nhỏ rồi nhào thành cao cho ít mật viên như quả táo ta. Ngày uống 1 viên vào lúc đói với nước muối nhạt.

Làm chắc răng: 

Óc chó nhân sao qua, xuyên bối mẫu lượng bằng nhau. Tán nhỏ dùng hằng ngày 10 - 15g với nước ấm.

Trị đái buốt, đái có sỏi: 

Óc chó 100g, gạo 100g nấu cháo ăn là khỏi.

Trị cảm phong hàn người nóng không mồ hôi, đau đầu: Óc chó, trà búp, hành, gừng sống, lượng bằng nhau, giã dập. Sắc nước uống, đắp chăn ra mồ hôi là khỏi.

Trị mắt mờ: 

Đúng giờ ngọ (12 giờ trưa) ăn no quả óc chó, uống với nước mưa. Đi nằm thấy trong mũi có mùi tanh là đủ.

Trị lỵ ra máu không ngừng: 

Óc chó 7 quả, chỉ xác 7 quả, bồ kết 1 quả, dùng nồi đất sao tồn tính, rồi nghiền nhỏ, chia 8 lần uống. Tối đi ngủ uống 1 lần, nửa đêm 1 lần, sáng 5 giờ 1 lần. Sắc nước kinh giới uống với thuốc.

Trị tâm khí đau gấp: 

Óc chó 1 quả (gói giấy nướng chín), táo 1 quả (bỏ hạt), nhai nuốt với nước gừng.

Trị nhọt sưng, hậu bối, chưa có mủ: 

Óc chó 10 quả nướng chín, bỏ vỏ, hoa hòe 40g nghiền nhỏ, trộn đều, uống với rượu nóng.

Trị râu không mọc: 

Óc chó 1 quả sao tồn tính, mỡ khô 2g nghiền nhỏ. Đun rượu với rau mùi lấy nước uống thuốc.

Lưu ý

Người bệnh hen suyễn không nên dùng óc chó:

Hoạt chất có trong vỏ của cây óc chó có thể khiến tình trạng hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh hen suyễn nên cẩn trọng khi sử dụng cây óc chó.

Óc chó có thể gây dị ứng:

Nếu thấy các biểu hiện như ngứa miệng, ngứa toàn thân, sưng họng, nổi mề đay… bạn cần dừng sử dụng ngay.

Gây kém hấp thu sắt và kẽm:

Quả óc chó chứa nhiều acid phytic do đó dùng lâu dài có thể làm giảm sự hấp thu các khoáng chất như sắt và kẽm.

Cần kiên trì sử dụng:

Khi điều trị bằng bài thuốc cây óc chó thì cần mất một khoảng thời gian để thuốc có hiệu quả, do đó bạn cần kiên trì.

Để giảm bớt rủi ro tác dụng phụ và đạt được hiệu quả cao hơn, người bệnh hở van tim, bệnh tim mạch nên tham khảo sử dụng những viên uống thảo dược đã có kiểm chứng tại bệnh viện.

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

Nhà khoa học nói gì về sâm Lai Châu?

Sâm Lai Châu cũng được nhà nước coi là sâm "quốc bảo" như sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu sâm VN vẫn có những đánh giá khác nhau về phẩm chất, giá trị của sâm Lai Châu.

Sâm Lai Châu: “Quốc bảo” của Việt Nam với hàm lượng hoạt chất vượt trội

Sâm Lai Châu là một trong những dược liệu quý giá hàng đầu của Việt Nam, được ví như "quốc bảo" với giá trị và tiềm năng dược tính cao. Đặc biệt, sâm Lai Châu chứa tới 52 loại saponin, cao gấp đôi so với sâm Hàn Quốc với chỉ 24 loại. Tuy nhiên, dù tiềm năng lớn, sâm Lai Châu chưa được phát triển đúng mức để phát huy tối đa giá trị của mình. Phát triển tiềm năng sâm Lai Châu Năm 2020, tỉnh Lai Châu đã phê duyệt Đề án phát triển dược liệu giai đoạn 2020–2025, tầm nhìn...

Cây Cỏ Máu - Vị thuốc quý từ thiên nhiên dành cho sức khỏe của bạn!

Cây Cỏ Máu - Vị thuốc quý từ thiên nhiên dành cho sức khỏe của bạn! Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp tự nhiên để bồi bổ sức khỏe, cây cỏ máu chính là lựa chọn hoàn hảo. Được biết đến với nhiều tên gọi khác như huyết đằng, kê huyết đằng, hay cây huyết rồng, cây cỏ máu không chỉ là loài cây dây leo to lớn mà còn chứa đựng vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Đặc điểm độc đáo của cây cỏ máu Cây cỏ máu thuộc dạng dây leo, thân gỗ với chiều dài...

Gừng Đen - “Vàng Đen” Quý Hiếm Từ Núi Rừng Tây Bắc

Gừng đen, hay còn gọi là ngải tím, là một trong những dược liệu quý hiếm được ví như "vàng đen" của núi rừng Tây Bắc. Đây là một loại cây thuộc họ gừng, với thân cao hơn 1m, lá to hình tròn, hoa có màu vàng hoặc tím. Đặc điểm nổi bật của gừng đen là hương thơm đặc trưng, vị cay nồng pha chút đắng nhẹ, và phần thịt bên trong có màu tím đen ấn tượng. Hình dáng củ gừng tròn và có nhánh, khi cắt lớp vỏ ra sẽ thấy lớp thịt màu tím đen lộ...

Hà Thủ Ô Đỏ: Công Dụng và Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc quý thường được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Vậy tác dụng của hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Ráy - Cây Củ Ráy Chữa Bệnh Gì?

Khám phá công dụng của củ ráy trong chữa bệnh viêm khớp, gout, mụn nhọt và nhiều bệnh khác. Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng cây ráy an toàn và hiệu quả.

Chuối Hột Và Những Bài Thuốc Dân Gian Hiệu Quả

Khám phá công dụng của chuối hột trong chữa sỏi thận, tiểu đường, cảm sốt và nhiều bệnh khác. Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng chuối hột hiệu quả và an toàn.

Cà Gai Leo: Công Dụng và Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Cà gai leo, còn được gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà lù, cà bò, có tên khoa học là Solanum procumbens thuộc họ Solanaceae. Loài cây này thường được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam.

Lên đầu trang
Cửa hàng Tây Bắc Cửa hàng Tây Bắc Cửa hàng Tây Bắc
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng