Kha Tử là gì? Tác dụng của Kha Tử trong y học.

Cây Kha tử hay còn được gọi là Cây Chiêu Liêu, thuộc họ Bàng với tên khoa học là Combretaceae. Cây kha tử là một cây dược liệu quý, chúng được mọc hoang và được trồng nhiều ở một số tỉnh miền Nam nước ta.


Cây Kha tử hay còn được gọi là Cây Chiêu Liêu, thuộc họ Bàng với tên khoa học là Combretaceae. Cây kha tử là một cây dược liệu quý, chúng được mọc hoang và được trồng nhiều ở một số tỉnh miền Nam nước ta. Trong y học, Kha tử có tác dụng điều trị trĩ nội, tiêu chảy, ho mạn tính kèm khàn giọng, ho cảm, hen và ho do phế hư.

Mặc dù là một loại thảo dược quý và được dùng trong nhiều bài thuốc trị bênh, tuy nhiên, việc dùng Kha tử sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của Kha tử cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm trong bài viết này.

Thông tin chung

  • Tên tiếng Việt: Cây Kha tử, Cây Chiêu Liêu, Hạt Chiêu Liêu, Kha Lê, Kha Lê Lặc.
  • Tên khoa học: Terminalia chebula Retz.
  • Họ: Combretaceae (Bàng).
  • Công dụng: Kha tử có tác dụng điều trị trĩ nội, tiêu chảy, ho mạn tính kèm khàn giọng, ho cảm, hen và ho do phế hư.

Mô tả Kha tử

Chiêu liêu là loài cây thân gỗ cao khoảng 15 đến 20m, vỏ màu đen nhạt kèm các vạch nứt dọc. Lá cuống ngắn, gần về phía cuống tròn thon, phía đầu thì nhọn, dạng trứng, ở đầu cuống có hai tuyến nhỏ mọc đối. Lá có chiều dài khoảng từ 14 đến 20cm, chiều rộng khoảng từ 7 đến 13cm, cả hai mặt có lông mềm, mặt lá sau thì nhẵn.

Hoa cây kha tử nhỏ, màu trắng, có phủ lông vàng nhạt, dạng lưỡng tính, tỏa mùi thơm, thường mọc ở đầu cành hoặc ở kẽ lá. Quả có dạng trứng thon, chiều dài khoảng 3cm, chiều rộng từ 22 đến 27mm, với hai đầu tù. Quả có màu nâu vàng nhạt với có 5 cạnh dọc, khi khô cứng, bên trong có thịt đen nhạt. Bên trong quả có hạch khá cứng, có chiều dày khoảng 10 đến 15mm.

Phân bố, thu hoạch và chế biến

Phân bố: Kha tử là cây ưa sáng khi trưởng thành nhưng chịu bóng mát khi còn non. Cây thường được tìm thấy ở các khu rừng thưa, rừng thứ sinh có độ cao 1500 mét so với mực nước biển. Chiêu liêu ưa sáng, thường mọc ở các khu vực sông suối hoặc đất ẩm. Ngoài ra, nó cũng có thể sinh trưởng ở khu vực đất cát và đất pha sét.

Cây kha tử được tìm thấy nhiều ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia...

Thu hoạch và chế biến: Thời gian thu hoạch Kha tử vào tháng 9 – 11 hàng năm. Khi thu hái người ta chọn quả già, bên ngoài vỏ màu vàng ngà, thịt chắc.

Sau khi thu hái sử lý sạch phơi khô, bảo quản dùng dần. Khi sử dụng thì rửa sạch, để ráo nước, sao sơ với lửa, sau đó giã dập, phần hạt.

Bộ phận sử dụng của Kha tử

Quả cây kha tử được ứng dụng để làm dược liệu trong y học.

Thành phần hóa học

Trong Kha tử có tới 20 - 40% tanin bao gồm axit elagic, axit galic và axit luteolic. Lượng tanin có khi lên tới 51,3% nếu quả thật khô.

Ngoài ra trong kha tử còn có axit chebulinic C41H34O27 với tỷ lệ 3-4%. Thủy phân axit chebulinic sẽ cho một phân tử glucoza 3 phân tử axit gallic và một phân tử axit có công thức C14H12O11.

Tác dụng của Kha tử

Theo y học cổ truyền

Tính vị

Kha tử tính ôn, vị cay, đắng và se.

Quy kinh

Quy về kinh Phế và Đại tràng.

Công dụng

Chỉ tả sáp tràng, liễm phế chỉ khái.

Trị ho, chữa khản tiếng, ra mồ hôi trộm.

Sát trùng dạ dày, đường đường tiêu hóa.

Ngăn ngừa tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, phân sống.

Hỗ trợ tốt niêm mạc dạ dày.

Chữa bệnh trĩ nội, kiết lỵ.

Theo y học hiện đại

Nhờ hoạt chất Polysaccharide, quả cây Chiêu liêu có thể điều trị viêm họng, khản tiếng, giảm ho rõ rệt trong 30 phút.

Chất Alloyl trong quả kha tử có thể kháng virus, ức chế sự phát triển của một số loại virus làm suy giảm hệ thống miễn dịch của con người.

Là chất kháng sinh từ tự nhiên, có khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ.

Ức chế sự phát triển của trực khuẩn bạch hầu, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh.

Tiêu diệt các loại virus gây viêm họng như virus cúm A, cúm B, Herpes Simplex (HPV), vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu.

Liều lượng và cách dùng Kha tử

Kha tử có thể dùng tươi hoặc dùng khô. Có thể sắc nước uống hoặc tán thành bột mịn, nấu cao hoặc ngâm rượu, ngâm mật ong đều được.

Liều lượng sử dụng : 3 – 10g / ngày.

Bài thuốc chữa bệnh từ Kha tử

1. Chữa phong hàn cảm mạo, khan tiếng do viêm họng

Sử dụng Kha tử 4 quả, Cát cánh 10g, Cam thảo 6g, sắc cùng 150ml nước lọc cùng với 150ml Đồng tiện (nước tiểu đồng tử). Sắc nhỏ lửa đến khi còn 150ml là được, uống khi thuốc còn ấm. Uống trong 10 ngày liên tục.

2. Chữa ho hen do hư phế hoặc ho kéo dài làm khàn giọng

Sử dụng 10g Kha tử, Cam thảo, Hạnh nhân, mỗi vị 5g, sắc cùng 600ml nước lọc. Đun nhỏ lửa trong 15-20 phút đến khi còn 300ml thì chia 3 lần trong ngày, uống liên tục trong 7 – 10 ngày.

3. Chữa ho do phế hư

Sử dụng 8g Kha tử (giã dập, bỏ hạt), 10g Cát cánh, 6g Cam thảo, sắc cùng 400ml nước đến khi còn 200ml thì chia thành 4 lần uống trong ngày. Uống mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng khỏi hẳn.

4. Trị viêm họng, đau rát họng

Sử dụng 1 – 2 quả Kha tử, rửa sạch, để ráo. Cắt lấy phần thịt quả, nhai kỹ, nuốt nước. Mỗi ngày 2 – 3 lần, liên tục trong 10 ngày.

5. Chữa trẻ em ho có đờm

Nướng 1 – 2 quả kha tử đến khi có mùi thơm thì cho 100ml nước ấm với một lượng nhỏ muối, khuấy đều dùng ngậm và nuốt từ từ. Mỗi ngày 1 lần cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

6. Chữa tiêu chảy mãn tính, trĩ nội, lỵ do nhiệt

Dùng 10g quả cây Kha tử, 5g Mộc hương, 5g Hoàng liên, rửa sạch với nước muối, phơi khô dưới bóng râm,  tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 3 – 5 g, uống với nước, mỗi ngày 3 lần.

7. Chữa tiêu chảy lâu ngày, sa hậu môn, lỵ do suy yếu và hàn

Sử dụng 10g quả Kha tử, 5g Can khương, 5g anh túc xá tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 3 – 5 g uống với nước ấm, mỗi ngày 3 lần.

8. Trị thổ tả do lạnh, tâm tỳ loạn đau

Dùng Khả tử, Cam thảo, Hậu phát, Lương khương, Phục linh, Can khương, Trần bì, Thảo quả, Thần khúc, Mạch nha, mỗi vị đều 5g, tán thành bột mịn, trộn đều. Khi dùng lấy 6g uống với 200ml nước ấm, mỗi ngày 2 lần đến cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

9. Chữa ruột sôi, trĩ lậu, tiêu chảy do hàn hư, đi ngoài phân sống, bụng đau

Sử dụng quả Kha tử 2.8g, Quất hồng, Cù túc xá, mỗi vị 2g, Cam khương 4g, tán thành bột mịn, trộn đều. Khi dùng, lấy 3 – 6g pha cùng 200ml nước ấm. Mỗi ngày uống 2 lần.

10. Trị ngộ độc thức ăn, nhiễm khuẩn, lỵ mãn tính kèm sốt, tiêu chảy lâu ngày

Sử dụng 5g quả Kha tử nướng chín, bỏ hạt, Mộc hương, Hoàng tiễn, mỗi vị 5g, tán thành bột mịn, chia thành 3 lần uống trong ngày. Khi uống hòa bột thuốc vào 200ml nước sôi để nguội, khuấy đều, mỗi ngày dùng 1 thang, liên tục trong 7 – 10 ngày.

11. Chữa viêm thương lõm vào, sâu quảng

Sử dụng 20 quả Kha tử, Thanh đại, Giáng hương, mỗi vị 4g, Ngũ bội tử 20g, tán thành bột mịn, trộn với dầu mè, bôi vào vết thương mỗi ngày 2 lần.

Lưu ý khi sử dụng Kha tử

Người tích nhiệt thấp hoặc mắc hội chứng ngoại cảnh không được dùng.

Người cảm ngoại tà, táo bón không được dùng.

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

Sâm đương quy có tác dụng gì - cách sử dụng như thế nào

Tác Dụng Sức Khỏe của Sâm Đương Quy

Dưới đây là những tác dụng nổi bật của Sâm Đương Quy đối với sức khỏe mà bạn có thể tham khảo:

Những công dụng tuyệt vời của cây cỏ máu không phải ai cũng biết

Cỏ máu, một loại cây thuộc họ Huyết đằng, mọc phổ biến tại nhiều quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc và Lào, đã thu hút sự quan tâm lớn từ nhiều người với các tiềm năng trong lĩnh vực y học cổ truyền

Hàu Biển: Một Siêu Thực Phẩm cho Sức Khỏe và Sinh Lực

Hàu biển không chỉ là một món ăn ngon miệng mà còn là một nguồn dinh dưỡng vô cùng phong phú. Với sự kết hợp giữa hương vị đặc trưng và những lợi ích sức khỏe không thể phủ nhận,

Những món ăn giúp cải thiện sức khỏe sinh lý ở nam giới

Sức khỏe sinh lý là một phần quan trọng của cuộc sống của nam giới. Tuy nhiên, nhiều người có thể không nhận ra rằng chế độ ăn uống hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe này

Củ hà thủ ô đỏ công dụng và cách dùng

Củ Hà Thủ Ô Đỏ, có tên khoa học là "Polygonum multiflorum", là một loại thảo dược phổ biến được sử dụng trong y học cổ truyền Đông y từ hàng ngàn năm qua.

Rễ Ba Kích Tím Rút Lõi: Phương Pháp Truyền Thống Để Tăng Cường Sinh Lý

Rễ ba kích tím rút lõi là một trong những loại thảo dược tự nhiên có giá trị mà từ lâu đã được sử dụng trong y học dân gian. Với nhiều công dụng hữu ích và đa dạng ứng dụng,

Các biện pháp ăn kiêng cho người bị viêm loét dạ dày

Sức khỏe của viêm loét dạ dày luôn đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt đối với chế độ ăn uống và lối sống. Để tạo ra bài viết mang tính chất khách quan và kỹ thuật, chúng ta sẽ sử dụng các nguồn tin cậy và nghiên cứu y tế hàng đầu để cung cấp thông tin chính xác và chi tiết.

Cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ bằng mẹo dân gian

Để điều trị gan nhiễm mỡ tại nhà, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống là quan trọng. Cách điều trị tại nhà bao gồm thay đổi chế độ ăn uống để giảm lượng mỡ trong gan, tăng cường vận động

Lên đầu trang
Cửa hàng Tây Bắc Cửa hàng Tây Bắc Cửa hàng Tây Bắc
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng