Cây atiso công dụng của cây atiso

Cây Actiso cao gần 1m hay hơn, có khi tới hơn 2m, trên thân và lá có lông trắng như bông. Lá to mọc cách, phiến lá bị khía sâu, có gai, mặt dưới có lông trắng. Cụm hoa hình đầu, màu tím nhạt.

Cây Atiso Tên khoa học Cynara scolymus L. Thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

Ta dùng thân và lá tươi của cây Actisô.

A. Mô tả cây

CÂY ATISO

Cây Actiso cao gần 1m hay hơn, có khi tới hơn 2m, trên thân và lá có lông trắng như bông. Lá to mọc cách, phiến lá bị khía sâu, có gai, mặt dưới có lông trắng. Cụm hoa hình đầu, màu tím nhạt. Lá bắc ngoài của cụm hoa dầy và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được (Hình 163).

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây được di thực và trồng ở nước ta, nhiều nhất ở Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo. Có thể trồng được ở đồng bằng. Lá hái vào lúc cây sắp hoặc đang ra hoa. Rọc bỏ sống lá, sấy hay phơi khô.

C. Thành phần hóa học

Hoạt chất của actisô hiện chưa xác định. Mới xác định trong lá actisô có một chất đắng có phản ứng axit gọi là xynarin đã tổng hợp được. Công thức đã được xác định là axit 1-4 dicafein quinic.

Ngoài ra còn thấy inulin, inulinaza, tanin, các muối hữu cơ của các kim loại ka li, canxi, magiê,. natri (tỷ lệ kali rất cao).

D. Tác dụng dược lý

1. Sau khi tiêm mạch máu dung dịch actiso từ 2 đến 3 giờ lượng mật bài tiết tăng lên gấp 4 lần (M. Chabrol, Charonnat Maxim và Watz, 1929).

2. Uống và tiêm actisô đều có tác dụng tăng lượng nước tiểu, lượng urê trong nước tiểu cũng tăng lên, hằng số Amba (Ambard) hạ xuống, lượng cholesterin và urê trong máu cũng hạ thấp, tuy nhiên lúc mới uống, có khi người ta thấy lượng urê trong máu tăng lên, do actisô làm tăng sự phát sinh urê trong máu (Tixier, De Sèze M. Erk và R. Picart, 1934-1935).

3. Actisô không có độc.

HOA ATISO SAPA

E. Công dụng và liều dùng

Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, actisô dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, các bệnh yếu gan, thận, viêm thận cấp tính và kinh niên, sưng khớp xương.

Nhuận và tẩy máu nhẹ đối với trẻ em.

Lá tươi và khô dùng dưới hình thức thuốc sắc 5-10% hoặc cao lỏng 2-10g trong một ngày.

Có khi chế thành cao mềm hay khô để chế thuốc viên, thuốc tiêm dưới da hay mạch máu. Có khi được chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dùng dưới hình thức giọt. Ngày uống 1-3 lần, mỗi lần 10-40 giọt. Tại miền Nam ở các chợ, người ta còn bán cả thân và rễ actisô thái mỏng phơi khô với cùng công dụng như lá.

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

Cây Cỏ Máu - Vị thuốc quý từ thiên nhiên dành cho sức khỏe của bạn!

Cây Cỏ Máu - Vị thuốc quý từ thiên nhiên dành cho sức khỏe của bạn! Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp tự nhiên để bồi bổ sức khỏe, cây cỏ máu chính là lựa chọn hoàn hảo. Được biết đến với nhiều tên gọi khác như huyết đằng, kê huyết đằng, hay cây huyết rồng, cây cỏ máu không chỉ là loài cây dây leo to lớn mà còn chứa đựng vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Đặc điểm độc đáo của cây cỏ máu Cây cỏ máu thuộc dạng dây leo, thân gỗ với chiều dài...

Gừng Đen - “Vàng Đen” Quý Hiếm Từ Núi Rừng Tây Bắc

Gừng đen, hay còn gọi là ngải tím, là một trong những dược liệu quý hiếm được ví như "vàng đen" của núi rừng Tây Bắc. Đây là một loại cây thuộc họ gừng, với thân cao hơn 1m, lá to hình tròn, hoa có màu vàng hoặc tím. Đặc điểm nổi bật của gừng đen là hương thơm đặc trưng, vị cay nồng pha chút đắng nhẹ, và phần thịt bên trong có màu tím đen ấn tượng. Hình dáng củ gừng tròn và có nhánh, khi cắt lớp vỏ ra sẽ thấy lớp thịt màu tím đen lộ...

Hà Thủ Ô Đỏ: Công Dụng và Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc quý thường được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Vậy tác dụng của hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Ráy - Cây Củ Ráy Chữa Bệnh Gì?

Khám phá công dụng của củ ráy trong chữa bệnh viêm khớp, gout, mụn nhọt và nhiều bệnh khác. Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng cây ráy an toàn và hiệu quả.

Chuối Hột Và Những Bài Thuốc Dân Gian Hiệu Quả

Khám phá công dụng của chuối hột trong chữa sỏi thận, tiểu đường, cảm sốt và nhiều bệnh khác. Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng chuối hột hiệu quả và an toàn.

Cà Gai Leo: Công Dụng và Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Cà gai leo, còn được gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà lù, cà bò, có tên khoa học là Solanum procumbens thuộc họ Solanaceae. Loài cây này thường được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam.

Lá Ổi: Bài Thuốc Dân Gian Tự Nhiên Đem Lại Nhiều Lợi Ích Cho Sức Khỏe

Lá ổi từ lâu đã được coi là một bài thuốc dân gian tự nhiên, mang lại vô số tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Thường được nấu lên để uống, nước lá ổi không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ làm đẹp

Sâm đương quy có tác dụng gì - cách sử dụng như thế nào

Tác Dụng Sức Khỏe của Sâm Đương Quy

Dưới đây là những tác dụng nổi bật của Sâm Đương Quy đối với sức khỏe mà bạn có thể tham khảo:

Lên đầu trang
Cửa hàng Tây Bắc Cửa hàng Tây Bắc Cửa hàng Tây Bắc
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng